TẦN SỐ BỘ ĐÀM LÀ GÌ? CHỌN BỘ ĐÀM UHF HAY VHF?

Thông thường khi sử dụng bộ đàm, bạn sẽ thường gặp 2 loại tần số chính là UHF và VHF. Với người mới sử dụng bộ đàm thì thuật ngữ này còn khá xa lạ. Vậy hôm nay Tổng Kho Bộ Đàm sẽ giải thích cho bạn tấn số UHF và VHF là gì? Bạn nên lựa chọn loại bộ đàm có dải tần số nào thì phù hợp với mục đích sử dụng? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết sau đây

"<yoastmark

1. Tần số bộ đàm là gì?

Tần số bộ đàm là loại dải tần số vô tuyến được sử dụng trong liên lạc bằng bộ đàm analog hoặc digital. Tần số bộ đàm phổ biến nhất hiện nay bao gồm 2 loại là UHF và VHF:

  • Tần số VHF (very high frequency): dải tần số vô tuyến nằm trong khoảng 30 MHz tới 300 MHz.
  • Tần số UHF (ultra-high frequency): dải tần số vô tuyến nằm trong khoảng 300 MHz tới 3 GHz.

Trong bộ đàm thương mại, tần số UHF có dải tần từ 400- 512 Hz, VHF có dải tần từ 136 – 174 Hz. Dải tần từ 520hz là dành cho bộ đàm công an và 900 Hz là dải tần cho di động.

Mô tả dạng sóng của tần số UHF và tần số VHF

Mô tả dạng sóng của tần số UHF và tần số VHF

2. So sánh 2 loại tần số UHF và VHF

UHF VHF
Dải tần số 400 – 512 MHz 136 – 174 MHz
Khoảng cách truyền đi gần hơn xa hơn
Khả năng xuyên qua vật cản tốt hơn hạn chế hơn
Hao tổn năng lượng nhiều hơn ít hơn

Với khả năng xuyên qua các vật cản nên bộ đàm sử dụng UHF hay được sử dụng ở trong đô thị, khu vực có nhiều tòa nhà cao tầng, công trình, vật cản… Trong hi đó, các bộ đàm sử dụng dải tần VHF được sử dụng cho khoảng cách xa và ít vật cản như ngoại thành, ngoài biển, nong thôn…

Tuy nhiên vẫn có khá nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn bộ đàm sử dụng VHF trong nội thành. Khi đó tần số VHF sẽ chịu hạn chế tùy vào vật liệu xây dựng của tòa nhà nơi sử dụng. Bạn nên có sự tư vấn trước của đội kĩ thuật để đảm bảo bộ đàm vẫn có thể hoạt động ổn định trong môi trường đó.

3. Ưu nhược điểm của bộ đàm UHF và VHF

Ưu điểm

  • Không phụ thuộc vào són di động, hoạt động ở những vùng sóng yếu hoặc không phủ sóng
  • Không bị tính phí liên lạc từ các nhà mạng viễn thông
  • Phù hợp trong nhiều lĩnh vực như nhà hàng, khách sạn, bảo an, quân đội, công an, công trình xây dựng, nhà máy, nhà xưởng, du lịch, cứu hộ cứu nạn,… do tính liên lạc tức thời, tiện dụng

Nhược điểm

  • Khoảng cách liên lạc bị giới hạn. Chỉ liên lạc được trong phạm vi nhất định
  • Phải đăng ký tần số để sử dụng 1 cách hợp pháp
  • Cần tốn thêm chi phí nếu muốn mở rộng phạm vi liên lạc: Lắp đặt thêm thiết bị hỗ trợ như anten, trạm chuyển tiếp tín hiệu.

4. Một số lưu ý khi sử dụng bộ đàm UHF/VHF

  • Đăng ký tần số cho bộ đàm tại Cục tần số hoặc thông qua đơn vị cung cấp để không vi phạm Luật sử dụng thiết bị vô tuyển điện
  • sử dụng bộ đàm digital với công nghệ DMR sẽ tiết kiệm được 50% chi phí vào việc đăng ký tần số
  • Nghe từ vấn từ đội kĩ thuật có chuyên môn để nắm chắc bộ đàm bạn lựa chọn phù hợp với môi trường bạn làm việc và liên lạc được mượt mà trong quá trình sử dụng
Hytera là một trong số những hãng sản xuất bộ đàm đi đầu về công nghệ DMR

Hytera là một trong số những hãng sản xuất bộ đàm đi đầu về công nghệ DMR

5. Tổng Kho Bộ Đàm – Đơn vị cung cấp bộ đàm chính hãng lớn nhất Việt Nam đăng ký tần số miễn phí cho doanh nghiệp

Tổng Kho Bộ Đàm;là đơn chuyên cung cấp đồng bộ máy bộ đàm cầm tay;hàng đầu Việt Nam;với đội ngũ nhân viên,;chuyên viên, kỹ sư giàu kinh nghiệm. Chúng tôi là đại diện cung cấp các sản phẩm đến từ những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu như KenwoodHyteraMoto, ICOM, Kirisun

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn về các giải pháp bộ đàm tốt nhất!

☎️Hotline: 098 165 7068

🌎Website: www.tongkhobodam.vn

Bài viết liên quan
0932.352.866